Hiện tượng xâm thực trong máy bơm và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng máy bơm nước, một số loại khi sử dụng được một thời gian sẽ có hiện tượng cánh bơm và vỏ bơm bị xói mòn, tạo thành những vết lõm li ti. Đây chính là hiện tượng xâm thực trong máy bơm. Vậy hiện tượng xâm thực là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới máy bơm? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết sau

Hiện tượng xâm thực trong máy bơm

Hiện tượng xâm thực hay còn gọi là hiện tượng khí thực, tiếng anh là “Cavitation”. Đây là hiện tượng các chi tiết của máy bơm bị ăn mòn do xuất hiện các bọt khí trong quá trình hút nước.

co-che-xam-thuc-trong-may-bom

Xâm thực xảy ra khi chất lỏng bị thay đổi áp suất đột ngột gây ra sự hình thành các lỗ sâu trong chất lỏng nơi có áp suất thấp. Khi chịu áp lực cao hơn, các bọt khí sẽ nổ tung ra và tạo ra sóng xung kích cực mạnh. Sóng này tác động vào các bộ phận bên trong buồng bơm và gây tổn hại cho bề mặt vật liệu.

Hiện tượng xâm thực thường xảy ra đối với các dòng máy bơm ly tâm có công suất lớn như máy bơm Ebara, máy bơm Pentax… do tốc độ hút nước của các dòng bơm này thường khá cao.

may-bom-bi-xam-thuc-1

Một số ảnh hưởng của hiện tượng khí thực lên các bộ phận của máy bơm như:

  • Khiến trục bơm bị cong hoặc lệch do khi bị xâm thực, máy bơm sẽ rung lắc khá mạnh
  • Gây hư hỏng cho phớt bơm. Phớt cơ khí là bộ phận quan trọng của bơm, hiện tượng khí thực sẽ khiến phớt bị chạy khô mà không được làm mát liên tục.
  • Tạo ra nhiều vết lõm nhỏ trên bề mặt của cánh quạt máy bơm nước. Điều này sẽ khiến máy bơm phát ra tiếng kêu to và nghe như đang bơm sỏi
  • Làm giảm tuổi thọ của vòng bi và bạc đạn của bơm

Nguyên nhân của hiện tượng xâm thực

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực trong máy bơm nước, sau đây là một vài nguyên nhân chủ yếu.

  • Do vị trí đặt bơm: Những nơi có độ cao trên mực nước biển như vùng núi, cao nguyên sẽ dễ xảy ra hiện tượng xâm thực hơn so với đồng bằng hoặc vùng ven biển
  • Do nhiệt độ môi trường cao hơn so với thiết kế của nhà sản xuất
  • Tốc độ của dòng chảy trong bơm càng lớn, các bọt khí càng được sinh ra nhiều
  • Bề mặt cánh bơm không được nhẵn (ví dụ như các cánh bơm bằng gang) sẽ dễ tạo ra bọt khí hơn các cánh nhẵn

canh quat may bom bi xam thuc

  • Đường ống hút đầu vào của bơm bị hư hỏng ở một bộ phận nào đó, điều này cũng khiến nước chảy bọ va đập mạnh gây ra các bọt khí
  • Khi máy bơm đã bị xâm thực nhẹ mà không được khắc phục thì sẽ dễ bị xâm thực nhanh hơn bình thường
  • Máy bơm bị dừng hoặc thay đổi dòng chảy đột ngột sẽ khiến dòng chảy bị va đập thủy lực do quán tính, điều này sẽ tạo ra các bọt khí

Cách phát hiện máy bơm bị khí thực

Thông thường, các dòng máy bơm được sử dụng nhiều là máy bơm ly tâm. Chính vì vậy, đây là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống. Để nhận biết máy bơm có bị hiện tượng khí thực hay không, người dùng cần chú ý một số điểm như sau:

  • Máy có tiếng ồn lớn hơn mức thông thường

phot co khi anh huong boi qua trinh xam thuc

  • Khi hoạt động, máy bơm bị rung lắc mạnh
  • Do phát sinh bọt khí nên máy bơm dễ bị mất cột áp khiến lượng nước ở đầu ra không ổn định hoặc giảm đột ngột
  • Nhiên liệu tiêu hao của máy bơm nhiều hơn bình thường.

Khắc phục máy bơm bị xâm thực

  • Nên mua máy bơm có cột áp cao hơn mức cần thiết một chút. Như vậy, khi vận hành, máy bơm sẽ không phải hoạt động tối đa công suất
  • Nên định kỳ kiểm tra cánh quạt máy bơm. Nếu cần thiết thì nên gia công lại cánh quạt sao cho cánh mỏng và nhẵn hơn để tránh va đập tạo ra bọt khí.\\

khac-phuc-canh-bom-bi-xam-thuc-768x576-1

  • Khi thay cánh quạt nên lựa chọn cánh quạt chính hãng, được thiết kế đúng cho loại máy bơm đó
  • Tăng kích thước đường ống hút, giảm ren co, giảm chiều dài ống hút sẽ tránh được ma sát trên đường ống. Vì ma sát nhiều sẽ tạo ra các va đập nước gây nên hiện tượng xâm thực trong máy bơm
  • Lựa chọn máy bơm đúng với nhu cầu sử dụng lưu chất. Nếu bơm nước nóng bằng máy bơm thường, sẽ khiến máy bơm bị nóng do không được làm từ các vật liệu chịu nhiệt tốt. Điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất và dễ gây nên các bọt khí xâm thực
  • Nhiệt độ nơi chứa máy bơm cũng không nên quá cao

Bài viết trên hi vọng đã đem đến những kiến thức cần thiết về hiện tượng xâm thực cho các bạn trong quá trình sử dụng máy bơm, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của máy. Nếu bạn cần tư vấn về kỹ thuật hoặc gặp một số trục trặc trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *