Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ máy bơm chìm Ebara

Kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm chìm Ebara định kỳ là một công việc cần thiết giúp cho hoạt động được hiệu quả, đúng công suất và an toàn đối với người sử dụng. Nhiều loại bơm chìm có cấu tạo đơn giản do vậy bạn có tự mình kiểm tra ngay tại nhà để biết xem thiết bị có còn hoạt động tốt không, có cần thay hay bảo dưỡng bộ phận nào không. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách bảo dưỡng máy bơm chìm một cách chi tiết nhất nhé!

Huong-dan-bao-duong-may-bom-chim

Vì sao cần kiểm tra định kỳ máy bơm chìm?

Nhiều người có suy nghĩ rằng bơm vẫn hoạt động bình thường thì không cần kiểm tra hay bảo dưỡng, việc làm này chỉ làm tốn thời gian và chi phí. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này hoàn toàn sai. Dưới đây là lý do nên bảo dưỡng máy bơm chìm định kỳ:

  • Bảo dưỡng máy bơm là một bước quan trọng giúp máy hoạt động ổn định và an toàn hơn. Trong quá trình sử dụng, máy bơm chìm có thể gặp phải các vấn đề không mong muốn mà bạn khó phát hiện được. Bằng cách thực hiện các công việc bảo dưỡng định kỳ, bạn có thể phát hiện và khắc phục những sự cố này kịp thời, giúp máy hoạt động một cách liên tục và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

bom chim nuoc thai

  • Ngoài ra, việc bảo dưỡng còn giúp máy bơm hoạt động bền bỉ và kéo dài tuổi thọ. Bằng cách kiểm tra và bảo dưỡng các linh kiện, bạn có thể phát hiện và khắc phục các vấn đề như mòn, gãy hoặc hỏng hóc trước khi chúng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điều này làm cho máy bơm hoạt động một cách hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng của nó. Tránh được các vấn đề không mong muốn, từ đây giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa và duy trì máy bơm trong tình trạng tốt nhất.

Quy trình bảo dưỡng máy bơm chìm chi tiết

Sau khi sử dụng bơm chìm được 1 thời gian ta cần kiểm tra và bảo dưỡng bơm. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng gồm những bước sau:

Bước 1: Đảm bảo an toàn điện trước khi kiểm tra

Yêu cầu ngắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng, đảm bảo chắc chắn máy không còn hoạt động.

tu-dieu-khien-may-bom-3pha-2-1

Bước 2:Kiểm tra các tiếp điểm nối đầu cáp 

Việc kiểm tra các tiếp điểm giúp đảm bảo cho các tiếp điểm hoạt động tốt và an toàn. Tránh các hiện tượng rò rỉ điện gây ra những sự cố không đáng có.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh các bộ phận của máy bơm

Để đảm bảo máy bơm hoạt động một cách trơn tru và tránh các sự cố trong quá trình vận hành, bạn cần thực hiện việc vệ sinh các thiết bị điện như aptomat, rơ-le cùng như các linh kiện khác như cánh quạt máy bơm , động cơ, phớt bơm… Bôi trơn các bộ phận chuyển động như vòng bi và trục để đảm bảo hoạt động mượt mà. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ lưỡi cắt và đầu bơm xem chúng có dấu hiệu mài mòn hoặc han gỉ không. Nếu phát hiện, bạn cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện.

ve-sinh-may-bom-chim

Bước 4: Kiểm tra hiệu suất hoạt động của bơm chìm

Hiệu suất mày sau một thời gian sử dụng sẽ bị giảm đi do vậy bạn cần tiến hành kiểm tra mức độ rò rit của phớt cơ khí, độ ồn của máy và kiểm tra điện trở động cơ.

Bước 5: Kiểm tra vị trí đặt máy bơm

Vị trí đặt máy bơm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận hành của thiết bị.Trong quá trình hoạt động, vị trí gồ gề, không bằng phẳng khiến cho máy bị rung lắc mạnh khiến cho máy nhanh hỏng. 

Những lưu ý khi bảo dưỡng 

Việc kiểm tra và bảo dưỡng bơm định kỳ không quá phức tạp, tuy nhiên cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chú ý an toàn: Lưu ý ngắt nguồn điện và khóa van nước trước khi tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng. Nên chuẩn bị các dụng cụ phù hợp và đò đảm bảo an toàn lao động. Tránh làm việc ở những nơi ẩm thấp hoặc những nơi có nguy cơ bị điện giật.

tu dieu khien may bom luan phien

  • Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các bộ phận của máy bơm xem có hư hỏng hay bị mòn không. Sau đó ghi chú lại tình trạng để có biển pháp sửa chữa và thay thế phù hợp.
  • Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận: Vệ sinh máy bằng dung dịch tẩy rửa phù hợp. Loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét và các chất thải tồn đọng trong bơm
  • Lắp ráp đúng cách: Đảm bảo tất cả các bộ phận được lắp đúng vị trí và siết chặt các ốc vít.

chom chim nuoc thai ebara

  • Nên kiểm tra và bảo dưỡng các dòng máy bơm chìm sau 3000 giờ hoạt động hoặc 1 năm 1 lần. Tuy nhiên khi phát hiện máy hoạt động kém hiệu quả, công suất yếu đi thì cũng cần kiểm tra một cách kịp thời .

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và bảo dưỡng bơm chìm chi tiết nhất. Hy vọng rằng từ bài viết này sẽ là công cụ hữu ích giúp việc sử dụng bơm chìm của bạn trở nên dễ dàng hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng bơm chìm vui lòng liên hệ qua hotline 0969 623 286 – 0911 483 286 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *