Đi đến Điều hướng Chuyển đến nội dung
Ebara Việt Nam
  • Máy bơm Ebara
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Bơm chìm giếng khoan
    • Bơm chìm nước thải
    • Máy bơm chữa cháy
    • Bơm trục đứng tăng áp
    • Máy bơm công nghiệp
  • Bài viết hữu ích
  • Catalog
  • Liên hệ
  • Hỏi – Đáp
  • Trang chủ
  • Bài viết hữu ích
  • Catalog
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả – hoàn tiền
  • Giỏ hàng
  • Giới thiệu thương hiệu máy bơm Ebara
    • Nhân sự cấp cao
  • Hỏi – Đáp
  • Inokuchi Ariya
  • Liên hệ
  • Phương thức thanh toán và giao hàng, lắp đặt
  • Sản phẩm
  • Tài khoản của tôi
  • Thanh toán
  • 0 ₫ 0 mục
Trang chủ / Tác giả: Nguyen Nam
?>
Ngày đăng 21 Tháng Bảy, 2022

Hướng dẫn chi tiết cách lắp phao bơm nước tự ngắt

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Hiện nay, việc sử dụng máy bơm nước trong sinh hoạt và sản xuất đã trở nên rất phổ biến. Khi bơm nước, chúng ta thường dùng các loại bồn nước để trữ nước và không thể thiếu một thiết bị là phao bơm nước. Phao bơm nước tự ngắt giúp người dùng không cần phải theo dõi bơm trong suốt quá trình bơm nước. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều. Vậy, cách lắp phao bơm nước tự ngắt cho máy bơm như thế nào? mời các bạn cùng Ebara Việt Nam theo dõi bài viết sau đây

Phao bơm nước là gì

phao-dien-may-bom-nuoc1

Phao bơm nước hay phao tự ngắt máy bơm là một khí cụ điện được dùng cho việc đóng ngắt các thiết bị điện, chủ yếu là máy bơm.

Phao có cấu tạo đặc biệt giúp máy bơm tự ngắt mỗi khi nước đạt đến điểm giới hạn. Điều này đảm bảo cho máy bơm nước không bị cháy khi chạy không tải hoặc chống tràn nước trong bồn nước, bể nước khi bơm

Các loại phao bơm nước tự ngắt

Phao tự ngắt được chia thành hai loại là phao cơ và phao điện

Phao cơ là gì?

Phao cơ là thiết bị cơ học giúp duy trì mực nước cho bể chứa, ngăn không cho bể chứa bị tràn nước. Tuy nhiên, phao cơ không được dùng cho máy bơm nước

phao-co-phao-chong-tran-bon-nuoc

Phao cơ điều chỉnh lưu lượng và duy trì mức không đổi trong bể chứa nước, nghĩa là nó sẽ cho nước chảy vào bể cho đến một mức độ nào đó, khi nước đến mức độ quy định, phao sẽ nổi lên đồng thời làm cho van nước đóng lại, ngăn chặn dòng nước chảy qua, khi mực nước giảm van sẽ mở để nước chảy vào đầy bể.

Phao điện là gì?

Phao điện là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến để duy trì mực nước ổn định, cũng như điều khiển máy bơm mở/tắt một cách tự động theo nhu cầu sử dụng nước của người dùng

Phao điện khác với phao cơ là phao cơ chỉ có chức năng chống tràn trong khi đó phao điện là thiết bị tự ngắt chống tràn hoặc chống cạn cho bồn nước hay bể nước.

phao-dien-bon-nuoc-chat-luong

Phao điện thường được lắp kèm với máy bơm nước lên bồn chứa để kiểm soát mực nước một cách tự động. Phao điện chống tràn thường được lắp cho bể nước, bồn nước, đặc biệt là ở các vị trí trên cao, bể nước ngầm

Cấu tạo của phao điện tử

Phao điện về cơ bản là một công tắc với các tiếp điểm dẫn điện được tác động bởi các cơ cấu cơ khí có liên quan đến sự thay đổi của mức nước cần giám sát.

phao bom nuoc

Sự thay đổi của mức nước sẽ tác động đến các cơ cấu cơ khí và làm thay đổi trạng thái tiếp điểm của phao điện từ đóng sang mở hoặc ngược lại.

Phao điện tự ngắt được thiết kế kín hoàn toàn. Vỏ phao được làm từ nhựa cao cấp, có khả năng chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Nguyên lý hoạt động của phao bơm nước

Phao bơm nước tự ngắt hoạt động theo nguyên lý sử dụng chính mực nước trong bồn để đóng, cắt mạch điện. Nhờ đó, nguồn điện sẽ được đi vào máy bơm khi mực nước thấp và ngắt khỏi máy bơm khi nước đầy

Cách lắp phao bơm nước tự ngắt

Cách lắp phao tự ngắt cho bể ngầm

Để lắp phao tự ngắt, bạn cần chuẩn bị một chiếc phao bơm nước tốt. Nếu có thể, bạn nên một chiếc dùng cho các dòng bơm hóa chất, vì loại này rất bền và chống ăn mòn đối với cả những hóa chất thông thường.

Xem thêm: Bơm hóa chất là gì?

so-do-lap-phao-dien

Sau khi chuẩn bị phao và các dụng cụ đấu điện thông thường như băng dính, kéo, tua vít… bạn thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Nối một đầu dây điện của phao tự ngắt với một dây nguồn điện cấp vào của máy bơm. Điều này giúp phao bơm giống như một chiếc công tắc của máy bơm

Bước 2: Nối đầu còn lại của dây phao với chân cắm của ổ điện.

Bước 3: Nối dây nguồn điện cấp vào còn lại của máy bơm vào chân cắm của ổ cắm điện. Vậy là 2 dây nguồn của máy bơm đã được đấu vào ổ cắm. Một dây đấy trực tiếp, một dây thông qua phao điện

Như vậy là việc lắp phao bơm nước tự ngắt đã hoàn thành

Cách lắp phao bơm nước cho bể trên cao

Việc đấu điện cho phao điện cho bể trên cao tương tự như trên.

phao_dien

Tuy vậy, cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Chọn vị trí cân bằng, luôn đảm bảo đặt vị trí phao theo phương thẳng đứng so với mặt đất
  • Đảm bảo dây treo phao không bị cản trở bởi vật lạ
  • Hai quả phao cần được treo so le, một quả cao và một quả thấp, cách nhau khoảng 30cm
  • Người lắp cần dự kiến được mực nước cao nhất và thấp nhất để lắp phao cho đúng

phao tu ngat

Thông thường, các hộ gia đình chỉ cần lắp phao cơ hoặc phao điện tự ngắt. Tuy nhiên bạn cần dùng cả hai loại trên khi nước từ nhà máy về đêm lên quá mạnh dẫn đến hiện tượng nước bị tràn. Nghĩa là bồn nước đã dùng phao điện máy bơm để bơm nước tự động lên bồn. Dùng thêm phao chống tràn để khắc phục tình trạng đêm về nước máy lên mạnh dẫn đến bồn nước bị tràn không ai biết

Xem thêm:

Cách đấu tụ điện máy bơm nước 1 pha

Qua những chia sẻ trên đây, Ebara Việt Nam hi vọng sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm bổ ích để bạn có thể tự lắp phao bơm nước tự ngắt tại nhà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin liên hệ với Chúng tôi để được kịp thời giải đáp.

Ngày đăng 31 Tháng Năm, 2022 31 Tháng Năm, 2022

Bơm Ebara 1.5kW – Bảng giá các loại bơm 1 pha, 3 pha thông dụng

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu sử dụng máy bơm nước ngày càng phổ biến không chỉ ở các nhà máy, khu công nghiệp mà còn ở các hộ dân. Điều này có được là do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của người dân đang phát triển mạnh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bơm Ebara 1.5kW được người dùng tin tưởng và lựa chọn rất nhiều.

Đặc điểm của Bơm Ebara 1.5kW

Ebara CDX

  • Bơm Ebara 1.5kW là các loại bơm mang thương hiệu Ebara, có công suất động cơ là 1.5kW – 2HP. Bao gồm các loại như: Bơm chìm giếng khoan, Bơm chìm nước thải, Máy bơm công nghiệp, Máy bơm chữa cháy, bơm tự mồi…
  • Bơm Ebara 1.5kW là các dòng bơm công suất nhỏ, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng từ dân dụng đến công nghiệp
  • Bơm mang thương hiệu Ebara, được sản xuất tại Italy, trên dây chuyền công nghệ tiêu chuẩn châu Âu và được Ebara Việt Nam trực tiếp nhập khẩu. Vì vậy, chúng tôi cung cấp đầy đủ các giấy tờ CO, CQ… đi kèm máy cho khách hàng
bom ebara italy
     Bơm Ebara cho hệ thống tưới tại nông trại

Ứng dụng của bơm Ebara 1.5kW

Bơm Ebara 1.5kW gồm rất nhiều loại bơm khác nhau như bơm ly tâm, bơm chìm giếng khoan, bơm chìm nước thải… mỗi loại đều có đặc điểm và ứng dụng riêng. Cụ thể:

  • Bơm ly tâm một tầng cánh, buồng bơm và cánh bơm bằng inox có khả năng chịu ăn mòn tốt, thường được dùng cho bơm nước sinh hoạt, bơm nước nóng, nước biển hoặc hóa chất ăn mòn nhẹ; bơm thực phẩm, dược phẩm trong công nghiệp
  • Bơm ly tâm Ebara 1.5kW buồng bơm bằng gang, cánh bơm bằng đồng hoặc nhựa có lưu lượng nước lớn, giá thành rẻ hơn nên được dùng để bơm nước sạch sinh hoạt, tưới tiêu…
  • Bơm trục đứng, trục ngang đa tầng cánh dùng để đẩy nước lên cao hoặc đi xa hàng trăm mét, dùng để bơm nước sạch lên tòa nhà cao, bơm tưới tiêu, làm bơm tăng áp…
bom chim nuoc thai ebara 1.5kw
           Bơm chìm Ebara 1.5kW xử lý nước thải
  • Bơm chìm nước thải Ebara 1.5kW được dùng để bơm và xử lý nước thải, một số loại trang bị cánh cắt rác (dạng xơ, sợi)

Bảng giá các loại Bơm Ebara 1.5kW

STT Model Điện áp Cột áp (m) Lưu lượng (m³/h) Giá bán (VNĐ) Hình ảnh
Bơm ly tâm một tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
1 CDXM/B 120/20 220V 37.5 – 28.6 3 – 9.6 11.359.000 Ebara CDX
2 CDX/A 120/20 380V 37.5 – 28.6 3 – 9.6 11.559.000
3 CDXM/B 200/20 220V 31 – 23 4.8 – 15 11.248.000
4 CDX/A 200/20 380V 31 – 23 4.8 – 15 11.470.000
Bơm Ebara 1.5kW ly tâm hai tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
5 2CDX/A 70/20 380V 60 – 44 1.2 – 4.8 12.848.000 2cdx-700x700-300x300
6 2CDXM/B 70/20 220V 60 – 44 1.2 – 4.8 12.742.000
7 2CDX 120/20 380V 51.5 – 36.5 2.4 – 9 14.360.000
8 2CDXM/B 120/20 220V  51.5 – 36.5 2.4 – 9 14.827.000
Bơm ly tâm một tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
9 CD 120/20 380V 37.5 – 28.6 3 – 9.6 14.715.000 bom-ebara-CD
10 CDM 120/20 220V 37.5 – 28.6 3 – 9.6 14.837.000
11 CD 200/20 380V 31 – 23 4.8 – 15 15.071.000
12 CDM 200/20 220V 31 – 23 4.8 – 15 15.164.000
Bơm ly tâm hai tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
13 2CDM 120/20 220V 51.5 – 36.5 2.4 – 9 16.290.000
Bơm ly tâm trục ngang, buồng bơm bằng gang, cánh bơm nhựa hoặc đồng
14 CMA/A 2.00M 220V 47 – 38 1.2 – 7.2 8.626.000 bom-ebara-CMA
15 CMA/E 2.00T IE2 380V 47 – 38 1.2 – 7.2 8.626.000
16 CMB/A 2.00M 220V 28.7 – 21 6 – 17 8.936.000
17 CMB/A 2.00T 380V 28.7 – 21 6 – 17 8.936.000
Bơm Ebara 1.5kW cánh Turbine – Buồng bơm bằng gang, cánh bơm bằng đồng
18 PRA 2.00M 220V 88 – 22 0.6 – 4.2 6.797.000
Bơm ly tâm hai tầng cánh – Buồng bơm bằng gang, cánh bơm bằng đồng
19 CDA/A 2.00M 220V 60.5 – 32.5 1.2 – 6.6 10.647.000 bom-ebara-CDA
20 CDA/E 2.00T IE2 380V 60.5 – 32.5  1.2 – 6.6 10.625.000
Bơm ly tâm trục ngang đa tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
21 MATRIX 3-9T/1.5 380V 94 – 36 1.2 – 4.8 16.805.000 ebara matrix
22 MATRIX 3-9T/1.5M 220V 94 – 36 1.2 – 4.8 16.374.000
Bơm ly tâm trục đứng đa tầng cánh – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
23 EVM3 13N5/1.5 380V 109 – 43 1.2 – 4.5 31.654.000 Ebara-EVM-Series
24 EVM3 15N5/1.5 380V 125 – 49.5 1.2 – 4.5 33.808.000
Bơm ly tâm – Buồng bơm và cánh bơm Inox 304
25 3M 32-160/1.5 380V 28 – 17 6 – 20 16.423.000
Bơm Ebara 1.5kW ly tâm – Buồng bơm và cánh bơm bằng gang
26 MD 32-160/1.5 380V 27 – 20.5 6 – 17 11.241.000
Bơm ly tâm – Buồng bơm gang và cánh bơm Inox
27 3D 32-160/1.5 380V 27.5 – 16 6 – 20 13.067.000
28 3D 40-125/1.5 380V 18 – 6 12 – 42 13.070.000
Bơm hút bùn – Bơm ly tâm cánh hở, buồng bơm và cánh bơm bằng inox 304
29 DWO 200 380V 12.7 – 5.7 6 – 42 13.782.000
Bơm chìm nước thải – Buồng bơm và cánh bơm bằng inox 304
30 BEST 5 380V 18.4 – 5 1.2 – 21.6 18.046.000
Bơm chìm nước thải – Buồng bơm và cánh bơm bằng inox 304
31 DW VOX 200 380V 12.5 – 1.6 6 – 42 22.471.000
Bơm chìm giếng khoan 4inch – Buồng bơm inox, cánh bơm bằng nhựa
32 OYM 4N7-12/1.5 220V 62 – 23 4.2 – 9.6 24.505.000 bom-chim-gieng-khoan-ebara-4-inch
33 OY 4N7-12/1.5 380V 62 – 23 4.2 – 9.6 24.505.000
34 OY 4N15-6/1.5 380V 29 – 10 6 – 21 19.278.000
35 OYM 4N15-6/1.5 220V 29 – 10 6 – 21 19.278.000
Bơm (inline) ly tâm một tầng cánh, buồng bơm và cánh bơm inox
36 LPS 50/150 380V 19.8-13.7 7.2 – 24 20.406.000
Bơm tự mồi – Buồng bơm bằng nhựa PP – Dùng cho bể bơi
37 SWT 200M 220V 18 – 4 12 – 30 12.648.000
38 SWT 200 380V 18 – 4 12 – 30 12.648.000
Bơm chìm nước thải Ebara 1.5kW – SEMI OPEN – NON CLOG
39 65 DL 51.5 380V 15 – 10 6 – 27 24.981.000
Bơm chìm nước thải Ebara 1.5kW – SEMI VORTEX
40 50 DVS 51.5 380V 21 – 13 2.1 – 12 15.023.000
41 65 DVS 51.5 380V 14 – 4 9 – 33 16.787.000
Bơm chìm nước thải Ebara 1.5kW – Kèm 02 phao báo đầy/ báo cạn
42 50 DVSA 51.5 380V 21 – 13 2.1 – 12 19.634.000
43 65 DVSA 51.5 380V 14 – 4 9 – 33 21.399.000
Bơm chìm nước thải – Kèm 03 phao tự động/luân phiên/song song
44 50 DVSJ 51.5 380V 21 – 13 2.1 – 12 20.771.000 ebara dvsj
45 65 DVSJ 51.5 380V 14 – 4 9 – 33 22.593.000
Bơm chìm nước thải kiểu cắt rác – Impeller: SEMI – OPEN, NON CLOG
46 65 DF 51.5 380V 14 – 10 4.2 – 48 24.981.000 ebara dfj
47 80 DF 51.5 380V 9.1 – 3 24 – 48 25.041.000
Bơm chìm nước thải kiểu cắt rác – Kèm 02 phao tự động báo đầy/báo cạn
48 65 DFA 51.5 380V   14 – 10 4.2 – 48  29.420.000 
49 80 DFA  51.5 380V  9.1 – 3  24 – 48  29.593.000 
Bơm chìm nước thải kiểu cắt rác – Kèm 03 phao tự động báo đầy/báo cạn
 50 65 DFJ 51.5  380V   14 – 10  4.2 – 48   29.420.000  
51 80 DFJ  51.5 380V   14 – 10  4.2 – 48   29.420.000  
Bơm chìm nước thải Ebara 1.5kW : Impeler: SEMI OPEN
52 50 DS 51.5 380V 24 – 8 3 – 24 15.764.000

Mua bơm Ebara 1.5kW ở đâu?

Để mua được một sản phẩm bơm Ebara 1.5kW tốt nhất, người dùng nên lựa chọn những địa chỉ bán hàng uy tín, có giấy tờ đăng ký đầy đủ. Ngoài ra, đi kèm theo máy là các giấy tờ chứng nhận xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Ebara Việt Nam là đơn vị nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm máy bơm nước chính hãng của thương hiệu Ebara. Chính sách bảo hành của Chúng tôi được đánh giá là tốt nhất thị trường hiện nay, cam kết 1 đổi 1 nếu máy bơm gặp lỗi do nhà sản xuất. Cùng với đó là các giấy tờ đi kèm như CO, CQ… đầy đủ, đem lại sự an tâm tuyệt đối về chất lượng cho các Quý khách hàng.

Ngày đăng 10 Tháng Năm, 2022 10 Tháng Năm, 2022

Tủ điện điều khiển máy bơm – Cấu tạo và các loại tủ điện

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Máy bơm nước được sử dụng khá phổ biến hiện nay, không chỉ trong các mục đích dân dụng mà mục đích công nghiệp cũng được sử dụng nhiều. Trong công nghiệp, ngoài việc sử dụng các loại bơm công suất lớn, người ta còn lắp đặt các hệ thống với nhiều bơm kết hợp. Để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng của bơm và giúp bơm vận hành dễ dàng, chúng ta nên dùng đến tủ điện điều khiển máy bơm.

Vậy thiết bị này có đặc điểm gì? mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây

Tủ điện điều khiển máy bơm là gì?

Tủ điện điều khiển máy bơm là thiết bị dùng để khởi động, đóng cắt, cảnh báo sự cố trong quá trình bơm thông qua bảng điều khiển. Tủ điện được trang bị các thiết bị lập trình, thiết bị đóng cắt và các cảm biến để giúp việc điều khiển được thuận tiện và dễ dàng.

tu dieu khien may bom

Tủ điện máy bơm có nhiều loại, phổ biến là Tủ điều khiển máy bơm nước 3 pha, máy bơm nước 1 pha, Tủ điều khiển máy bơm chữa cháy, máy bơm luân phiên, bơm nước thải…

Cấu tạo tủ điện điều khiển máy bơm

Tủ điện máy bơm nước được cấu tạo với nhiều thiết bị điện được kết hợp với nhau, bao bên ngoài bởi lớp vỏ tủ chắc chắn. Sau đây là cấu tạo cơ bản của một tủ điện

Vỏ tủ điện

Phần vỏ tủ thường được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, có thể đặt đứng hoặc treo tường. Các mặt đều có khả năng tháo lắp. Vỏ tủ điện được làm từ tole có độ dày 1.5 – 2mm, bên ngoài được sơn lớp tĩnh điện có khả năng chống gỉ tốt.

cau tao tu dieu khien may bom nuoc

Thiết bị điện

Các thiết bị điện bên trong tủ thông thường gồm:

  • Thiết bị đóng cắt
  • Thiết bị kết nối
  • Đèn báo máy bơm đang hoạt động hoặc dừng
  • Đồng hồ đo
  • Nút ấn
  • Aptomat
  • Khởi động từ

Ngoài ra, Tủ điện điều khiển máy bơm nước có thể được trang bị các thiết bị chuyên dụng khác tùy theo mục đích sử dụng

Các loại tủ điều khiển máy bơm nước phổ biến

Tủ điện điều khiển máy bơm nước 3 pha

Tủ điều khiển bơm 3 pha thường được dùng trong ngành công nghiệp, thủy lợi… cho các máy bơm công suất lớn hoặc hệ thống máy bơm. Tủ điện 3 pha có tác dụng điều khiển; chống mất pha, đảo pha; chống quá tải… Tủ điện 3 pha được dùng cho các loại máy bơm công nghiệp Ebara, Pentax,…

tu-dieu-khien-may-bom-3pha-2-1

Tủ điện máy bơm nước 1 pha

Loại tủ này thường được dùng cho các máy bơm nhỏ, sử dụng điện áp dân dụng 1 pha. Thông thường, tủ điện sẽ được dùng cho các máy bơm chìm giếng khoan 1 pha. Có tác dụng giữ điện áp ổn định, đo lường mực nước và chống chạy khô cho máy.

tu dien may bom 1 pha

Tủ điện điều khiển máy bơm luân phiên

Tủ điện luân phiên thường được lắp cho hệ thống gồm nhiều máy bơm nước kết hợp với nhau. Khi lắp tủ điều khiển máy bơm luân phiên, các máy bơm sẽ chạy trong một khoảng thời gian nhất định rồi nghỉ, các máy bơm khác sẽ hoạt động kế tiếp tạo thành một hệ thống liên tục. Điều này giúp máy được nghỉ ngơi, không bị quá tải mà hệ thống bơm vẫn vận hành và cấp nước thời gian dài

tu-dieu-khien-bom-luon-phien-2-600x450

Tủ điện điều khiển máy bơm nước thải

Đây là loại tủ điện thường được lắp ở các nhà máy xử lý nước thải. Thông thường, tủ điện máy bơm nước thải là tủ điện 3 pha với nhiều chức năng khác nhau, vì các loại máy bơm nước thải tại trạm xử lý đều có công suất lớn. Một số loại tủ điện bơm nước thải có trang bị biến tần, giúp điều chỉnh tần số dòng điện phù hợp với mục đích sử dụng

tu-dieu-khien-bom-nuoc-thai-600x387

Tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy

Tủ điện cứu hỏa, tủ điện PCCC được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống máy bơm chữa cháy. Hệ thống này là sự kết hợp của các loại bơm như Bơm điện (bơm chính), bơm diesel, bơm bù áp.

tu dieu khien bom chua chay

Xem thêm: Máy bơm chữa cháy Ebara

Tủ điều khiển máy bơm điện (bơm chính)

Máy bơm có công suất và lưu lượng nước lớn nên được khởi động bằng chế độ tam giác. Khi thiết kế tủ, phải cần phải lưu ý bảo đảm được tính tuần tự khi khởi động và sự độc lập của nguồn cung nhiên liệu. Bởi nguồn điện sẽ bị ngắt khi xảy ra hiện tượng cháy nổ.

Lưu ý: Với loại tủ điều khiển là những hệ thống bơm nước lớn, nên có thể có kèm thêm bơm mồi hoặc bơm dự phòng cho bơm chính

Tủ điều khiển máy bơm diesel

Tủ điện máy bơm Diesel sẽ gồm phần chính để điều khiển, ắc quy là nơi cung cấp nguồn điện cho hệ thống nên cần phải có sạc nguồn cho ắc quy.

Tủ điện đưa ra tín hiệu điều khiển theo chu kỳ như sau: Khởi động động cơ lần 1: Từ 10 – 15 giây. Nếu động cơ chưa khởi động thì chờ khoảng 10 giây để ắc quy hồi điện. Sau đó, tiếp tục khởi động, nếu động cơ vẫn không được thì dừng lại và thông báo với kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục và xử lý vấn đề.

Đối với trường hợp lắp đặt bảng điều khiển điện tử thì quy trình sẽ được thực hiện theo thiết kế của bộ điều khiển từ phía nhà sản xuất.

He thong bom chua chay

Tủ điều khiển bơm trục đứng tăng áp

Máy bơm bù áp có vai trò duy trì áp lực đường ống nên chúng thường có công suất bé và nhỏ hơn công suất của máy bơm chính. Khi thiết kế loại tủ điện này, yêu cầu cần phải chú ý tới độ sụt áp suất của đường ống.

Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm chữa cháy

Tủ điện điều khiển máy bơm nước là thiết bị rất quan trọng cho máy bơm, nhất là các loại máy công suất lớn hoặc hệ thống máy bơm nước. Tủ điện giúp đảm bảo đóng ngắt an toàn, cảnh báo nguy hiểm khi máy bơm gặp sự cố, hạn chế tác động xấu xảy ra khi điện lưới gặp bất thường. Ngoài ra, một số loại tủ thông minh còn giúp người dùng chủ động lập trình công việc cho từng máy bơm, giúp tiết kiệm thời gian và điện năng rất nhiều

Hi vọng qua bài viết trên, Ebara Việt Nam đã giúp các bạn hiểu thêm về định nghĩa, cấu tạo cũng như các loại tủ điện được dùng khi lắp đặt máy bơm nước. Nếu các bạn có thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Ngày đăng 26 Tháng Tư, 2022

Bơm nước nóng Ebara – Các dòng bơm được khách hàng ưa chuộng nhất

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng nước nóng trong gia đình khi trời lạnh và trong công nghiệp rất phổ biến. Nước nóng đem lại sức khỏe và sự thoải mái cho con người. Trong công nghiệp, nước nóng có tác dụng tiệt trùng và tạo áp lực cho hệ thống nồi hơi. Chính vì vậy, thương hiệu máy bơm Ebara đã cho ra đời rất nhiều dòng máy bơm nước nóng với những đặc điểm khác nhau

Máy bơm nước nóng Ebara có đặc điểm gì?

bom nuoc nong Ebara

Với các thương hiệu khác nhau, nhà sản xuất đều có những thiết kế đặc trưng của mình. Các dòng sản phẩm bơm nước nóng của Ebara cũng có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên dấu ấn của thương hiệu đối với khách hàng

  • Máy bơm nước nóng Ebara có đặc điểm chung là phần đầu bơm thường được làm từ các vật liệu chịu nhiệt tốt như inox, đồng hợp kim, gang
  • Phớt máy bơm được chế tạo riêng cho các dòng bơm nước nóng với đặc điểm: Yêu cầu vật liệu chế tạo cho phớt bơm nước Ebara chịu nhiệt : O-ring – EDPM;  Lò xo – SS304, SS316; Mặt chà – Carbon or Sic; Mặt phớt – Carbon or Sic
    • Chọn phớt cho máy bơm dầu truyền nhiệt: Nhiệt độ max 220ºC, O-ring Viton
    • Chọn phớt bơm trục đứng nước nóng: Nhiệt độ max 140ºC. O-ring EDPM hoặc FKM, FFKM, PTFE
phot bom chịu nhiet ebara
                     Phớt bơm chịu nhiệt Ebara
  • Cánh quạt máy bơm nước cũng được làm từ các vật liệu chịu nhiệt tốt như đồng, gang, inox
  • Ngoài ra, hệ thống tản nhiệt, cách điện, cách nhiệt của động cơ được thiết kế rất phù hợp để ngăn việc quá tải khi vận hành

Các dòng bơm nước nóng Ebara phổ biến

Máy bơm nước nóng Ebara được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Với mỗi mục đích, chúng ta lại thấy có dòng bơm tương ứng. Sau đây là một số loại bơm nước nóng thông dụng của thương hiệu Ebara:

Bơm nước nóng tuần hoàn

Bơm nước nóng tuần hoàn Ebara được thiết kế dành cho các hệ thống tuần hoàn nước nóng. Bơm có cửa hút và cửa xả nằm thẳng hàng, giúp giảm lực ma sát trong đường ống.

Guồng bơm, cánh bơm được thiết kế hoàn toàn từ inox 304 chắc chắn, chịu nhiệt tốt. Vì vậy máy bơm được nước với nhiệt độ cao lên tới 100ºC

Ebara LPS series
   Bơm tuần hoàn nước nóng inline Ebara LPS

Bơm nước nóng tuần hoàn Ebara còn được gọi với tên Bơm inline Ebara

Xem thêm sản phẩm: https://maybomnuocebara.com.vn/san-pham/bom-truc-dung-inline-ebara-lps/

Thông số kỹ thuật của máy

Model LPS 40/75 LPS 50/150
Điện áp 380V-50Hz 380V-50Hz
Công suất 750W – 1HP 1.5kW – 2HP
Lưu lượng 4.2 – 15 m³/h 7.2 – 24 m³/h
Cột áp 16.6 – 10.1m 19.8 – 13.7 m
Họng hút – xả 40 – 40mm 50 – 50mm
Nhiệt độ chất lỏng 100ºC 100ºC
Xuất xứ Italy Italy

Bơm nước nóng tăng áp

Các dòng bơm nước nóng có khả năng tạo áp lực cao của Ebara gồm nhiều loại. Tuy nhiên, chủ yếu nhất vẫn là dòng bơm trục đứng tăng áp (EVM) và dòng bơm trục ngang đa tầng cánh.

Bơm trục đứng tăng áp Ebara EVM được thiết kế với phần động cơ nằm phía trên và guồng bơm ở dưới. Guồng bơm được thiết kế hoàn toàn từ inox cho khả năng chống ăn mòn tốt và chịu nhiệt độ cao.

may-bom-ly-tam-truc-dung-nhieu-tang-canh-Ebara-EVM
Bơm ly tâm trục đứng đa tầng cánh Ebara EVM

Bơm trục ngang đa tầng cánh Ebara MATRIX với thiết kế buồng bơm bằng inox, các tầng cánh được xếp liền nhau. Bơm có khả năng cho cột áp rất cao lên tới vài trăm mét, áp lực nước đầu ra rất mạnh. Trục bơm, cánh bơm của Ebara MATRIX được thiết kế hoàn toàn bằng thép không gỉ cho khả năng bơm nước nóng tới 110ºC trong nhiều giờ liền

ebara-matrix-sp

Xem thêm: Bơm ly tâm đa tầng cánh

Bơm nước nóng công nghiệp

Máy bơm nước nóng sử dụng trong công nghiệp thường là các loại bơm có lưu lượng lớn hoặc áp lực cao. Các dòng bơm nước nóng công nghiệp gồm rất nhiều loại, bao gồm cả Bơm tuần hoàn, Bơm trục đứng, Bơm trục ngang đa tầng cánh ở trên.

Ebara CDX

Ngoài ra, bơm nước nóng công nghiệp Ebara còn có các mẫu thông dụng như: Ebara CD, CDX, CDM. Đây là các dòng máy bơm chỉ có một hoặc hai tầng cánh. Đầu bơm bằng inox, thân bơm bằng gang hoặc inox. Khả năng bơm nước nóng tới 90ºC.

Bơm nước nóng biến tần

Bơm biến tần hay còn gọi là Bơm inverter là loại bơm được trang bị biến tần. Đây là một thiết bị có khả năng thay đổi tần số của dòng điện, giúp người dùng kiểm soát được lưu lượng, áp suất của dòng chảy và điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu tại từng thời điểm.

bom tang ap bien tan ebara
   Bơm tăng áp biến tần Ebara

Bơm nước nóng biến tần thường là sự kết hợp của nhiều máy bơm nước nóng tăng áp (trục đứng, trục ngang hoặc trục ngang đa tầng cánh)

Xem thêm: Bơm tăng áp biến tần là gì?

Bơm nước nóng lò hơi

Máy bơm nước nóng lò hơi model Ebara PRA PRN bao gồm 5 phiên bản đến 1.5 kW bao gồm 1 pha và 3 pha. Sản phẩm thuộc loại máy bơm lò hơi, nồi hơi hoặc dùng bơm chân không, có thể hút sâu 8 mét và bơm được nước nóng tới 80ºC, chuyên dùng cho các hệ thống bơm nước nóng, cấp nước nồi hơi.

Ebara PRA PRN
Bơm nước nóng nồi hơi, lò hơi Ebara PRA PRN

Mua bơm nước nóng Ebara ở đâu?

Qua bài viết, các bạn có thể thấy Bơm nước nóng Ebara có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại dùng cho một mục đích nhất định. Khi mua hàng, người mua nên xác định rõ mục đích sử dụng của mình, nhu cầu về cột áp, lưu lượng là bao nhiêu?. Từ đó, đối chiếu với các thông số kỹ thuật của máy, người dùng sẽ lựa chọn được một sản phẩm phù hợp

Ebara Việt Nam là đơn vị nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm máy bơm nước chính hãng của thương hiệu Ebara. Chính sách bảo hành của Chúng tôi được đánh giá là tốt nhất thị trường hiện nay, cam kết 1 đổi 1 nếu máy bơm gặp lỗi do nhà sản xuất. Cùng với đó là các giấy tờ đi kèm như CO, CQ… đầy đủ, đem lại sự an tâm tuyệt đối về chất lượng cho các Quý khách hàng.

Ngày đăng 15 Tháng Tư, 2022 15 Tháng Tư, 2022

Bơm hóa chất – Cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng thực tế

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Ngày nay, bơm hóa chất đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Hóa chất được dùng làm phụ gia trong các ngành luyện kim; dùng để điều chế thuốc, thực phẩm; nhiều loại hóa chất dùng để điều chế thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho nông nghiệp;…

Các loại hóa chất với nhiều đặc tính khác nhau, đa phần là có tính ăn mòn cao và độc hại. Chính vì vậy, khi vận chuyển cần những loại bơm hóa chất chuyên dụng để đảm bảo an toàn. Vậy bơm hóa chất có đặc điểm gì? Có những loại bơm hóa chất nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây

Bơm hóa chất là gì?

bom hoa chat

Bơm hóa chất tiếng anh là Chemical Pump, là loại bơm được thiết kế đặc biệt để có thể bơm được các loại hóa chất có tính ăn mòn cao như axit HNO3, H2SO4, HCL… các loại chất lỏng có tính kiềm, hoặc xăng, dầu, nước thải…

Cấu tạo và nguyên lý của bơm hóa chất

Cấu tạo

Bơm hóa chất có cấu tạo tương tự các loại máy bơm nước thông thường, với thiết kế đa phần dạng ly tâm trục ngang hoặc trục đứng. Tuy nhiên, bơm hóa chất có thể vừa bơm nước vừa bơm các loại hoá chất có tính ăn mòn cao, máy bơm nước thì chỉ dùng để bơm nước

cau-tao-va-nguyen-li-hoat-dong-bom-hoa-chat

Máy bơm nước có ưu điểm hơn là được cấu tạo bởi nhiều chất liệu khác nhau như gang, đồng, inox, nhựa. Máy bơm hóa chất chủ yếu được cấu tạo từ nhựa, một số loại được cấu tạo với buồng bơm bằng inox 316 tuy nhiên không dùng để bơm được axit đặc nóng và HCL

Máy bơm hóa chất có cấu tạo đơn giản bao gồm các bộ phận sau đây:

  • Thân bơm
  • Buồng bơm
  • Nắp bơm
  • Trục bơm
  • Bánh công tác
  • Roto của máy bơm
  • Bộ phận dẫn hướng vào
  • Bộ phận dẫn hướng ra
  • Ống hút
  • Ống đẩy

Nguyên lý hoạt động

Về cơ bản, bơm hóa chất hoạt động tương tự như các dòng máy bơm nước thông thường, với các quy trình cơ bản như: mồi, hút, đẩy.

may-bom-dinh-luong-hoa-chat-600x398

Quá trình bơm mồi

Mồi chính là công đoạn giúp thân bơm và ống hút lưu chất chứa đầy dung dịch cần bơm. Tương tự như các máy bơm nước, bơm hóa chất cũng cần công đoạn này

Quá trình đẩy

Bơm làm việc, các bánh công tác sẽ quay và dưới tác động của lực ly tâm nên các lưu chất bơm sẽ bị văng ra ngoài. Nó sẽ chuyển động theo các đường ống dẫn để đi đến ống đẩy. Lúc này thì quá trình đẩy kết thúc.

Quá trình hút

Sau khi quá trình đẩy chấm dứt thì quá trình hút diễn ra ngay sau đó, có 1 khoảng chân không ở lối vào của bánh quay công tác. Chất lỏng dung dịch sẽ hút vào bơm theo đường ống hút. Kết thúc quá trình hút.

Quá trình hút và đẩy sẽ diễn ra tuần hoàn và liên tục với nhau để tạo nên các vòng bơm khép kín, hiệu quả và quy trình hoàn chỉnh nhất

Các loại bơm hóa chất

Bơm hóa chất ly tâm

Bơm hóa chất ly tâm có thiết kế tương tự như các máy bơm nước ly tâm thông thường. Với cơ chế hút, đẩy chất lỏng dựa vào lực ly tâm khi quay bánh công tác. Bơm hút hóa chất dạng này thường có cấu tạo cánh bơm, buồng bơm bằng inox. Tuy nhiên, các loại bơm này không được dùng để hút các axit đậm đặc và axit HCL

Ebara DWO

Một số sản phẩm tiêu biểu của dòng bơm hóa chất ly tâm là máy bơm Ebara DWO, CDX với thiết kế buồng bơm bằng inox. Ngoài khả năng hút hóa chất, bơm còn được dùng để hút nước sạch, nước thải, bùn loãng rất hiệu quả

Xem thêm: Máy bơm hút bùn Ebara DWO 200

Bơm màng hóa chất

Bơm màng hóa chất là loại bơm hoạt động dựa trên sự chuyển động của màng cao su hay Teflon PTFE kết hợp với các van trên mặt của màng ngăn để đẩy lưu chất.

bom mang hoa chat BSK

Khi lựa chọn dùng cho các lưu chất là axit thì người dùng chỉ cần chọn màng bơm và vật liệu khoang bơm cho thích hợp.

Bơm màng hóa chất hoạt động phụ thuộc vào màng bơm mà không dùng phớt bơm, nên được dùng nhiều trong các ngành hóa, mỹ phẩm

Máy bơm định lượng hóa chất

Bơm định lượng hóa chất có thể tích và lưu lượng nhỏ hơn các loại máy bơm hóa chất khác. Máy có thể điều chỉnh lưu lượng tự động hoặc bằng tay tùy theo yêu cầu công việc. Máy bơm định lượng thích hợp với các hệ thống nhỏ và vừa.

bom-dinh-luong-bluwhite

Một số sản phẩm nổi bật của dòng bơm này phải kể đến như: Bơm định lượng Blue White, Bơm định lượng Hanna, Wilo…

Bơm từ hóa chất

Bơm từ hóa chất hay còn gọi là bơm ly tâm dẫn động từ, là một dòng máy bơm công nghiệp có thiết kế dẫn động bằng lực từ trường của nam châm. Bơm từ hóa chất không cần dẫn động bằng trục bơm, không cần phụ kiện làm kín như phớt cơ khí hoặc đệm lót
may-bom-hoa-chat-dang-tu-wilo-pm

Bơm hóa chất bằng tay

Bơm hóa chất bằng tay còn được gọi là bơm thùng phuy, là loại bơm được chế tạo đặc biệt để bơm các loại axit, bazơ, xăng, dầu…Được sản xuất bằng vật liệu Polypropylen chống ăn mòn cực tốt.

bom-thung-phuy-200-lit

Bơm thùng phuy thích hợp để hút hóa chất từ bể, thùng chứa hay bồn với liều lượng xác định, độ độc hại và nồng độ hóa chất cao và có thể hoạt động liên tục thời gian dài.

Ứng dụng

Máy bơm hóa chất được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các ngành như:

  • Ngành công nghiệp lọc, hóa dầu, sản xuất cao su và các chế phẩm từ dầu thô
  • Ngành công nghiệp sản xuất mực in, sơn, phẩm màu…
  • Dùng trong các hệ thống xử lý nước thải
  • Dùng trong công nghiệp sản xuất hóa, mỹ phẩm
  • Sử dụng trong các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…
bom-dinh-luong
           Hệ thống bơm định lượng trong công nghiệp

Ngoài ra, rất nhiều ngành khác cũng cần dùng đến các loại bom hoa chat như luyện kim, khai khoáng, thủy tinh, nhựa…

Qua bài viết trên, Ebara Việt Nam hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức cần thiết và khái quát về bơm hóa chất. Đây là một dòng bơm với nhiều chủng loại và cấu tạo khác nhau. Chính vì vậy, khi lựa chọn bơm, các bạn cần tham khảo kỹ những nơi bán hàng uy tín. Việc lựa chọn một loại bơm hút hóa chất tốt sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và tăng tuổi thọ của bơm.
Ngày đăng 8 Tháng Tư, 2022 14 Tháng Tư, 2022

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm bơm nước chữa cháy

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

QCVN 02:2020/BCA do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định, Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 5 năm 2020.

Tram bom chua chay

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về yêu cầu an toàn, kỹ thuật đối với trạm bơm nước chữa cháy cố định trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý

Các công trình sau đây khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định thực hiện theo Quy chuẩn này:
  • Nhà cao trên 10 tầng
  • Nhà công cộng tập trung đông người
  • Gara
  • Nhà sản xuất
  • Kho có diện tích trên 18.000 m2
Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy quy định trong các tài liệu khác có liên quan

Các quy định chung

Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng để bảo đảm:
  • Thuận tiện trong quá trình vận hành, sửa chữa trạm bơm.
  • Trạm bơm nước chữa cháy phải được bảo vệ nhằm tránh bị hỏng hóc do các thiệt hại gây ra do cháy nổ, ngập nước, phá hoại và các điều kiện bất lợi khác.
  • Dễ dàng tiếp cận trạm bơm từ bên ngoài trong điều kiện có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy phải phù hợp với môi trường lắp đặt như độ ẩm, nhiệt độ, cao trình so với mực nước biển, mức độ ăn mòn của nước và hơi ẩm trong không khí.
Trong quá trình sử dụng phải tiến hành vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế thiết bị trạm bơm nước chữa cháy bảo đảm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của nhà sản xuất và theo các quy định của quy chuẩn này.

Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy

1. Trạm bơm nước chữa cháy đặt độc lập với các hạng mục công trình

Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà và công trình khác tối thiểu 16 m (không quy định khoảng cách khi nhà đặt trạm bơm nước chữa cháy có bậc chịu lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy).

2. Trạm bơm nước chữa cháy đặt trong nhà và công trình

Trạm bơm nước chữa cháy phải được ngăn cách với các phòng khác bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 150, sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không được thấp hơn REI 60, cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 70. Trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1. Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra phải thông với buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1.

3. Trạm bơm nước chữa cháy được phép đặt chung với máy bơm cấp nước sinh hoạt trong cùng một phòng hoặc nhà.

4. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các thiết bị đặt trong phòng máy bơm theo quy định sau:

– Từ cạnh bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện đến tường nhà và khoảng cách giữa các móng tối thiểu là 70 mm;
– Từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối diện tối thiểu là 1 m; từ cạnh bệ máy bơm phía động cơ điện đến mặt tường nhà không được nhỏ hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ điện ra mà không cần tháo động cơ điện khỏi bệ máy.
– Đối với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió, khoảng cách từ tường nhà tới két nước không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao của két nước động cơ diesel khi không có cửa đưa gió trực tiếp ra ngoài trạm bơm. Khoảng cách này có thể lấy tối thiểu bằng 2 m.
– Chiều cao của đáy bể chứa dầu cho động cơ diesel phải cao hơn miệng vào bơm cao áp của động cơ diesel. Trong trường hợp chưa có kích thước của nhà sản xuất, kích thước này có thể được lấy bằng 1,2 m.
– Không được bố trí bồn nhiên liệu động cơ đốt trong quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy mà không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu là 2 m khi không có vách ngăn.
Máy bơm có đường kính ống đẩy từ 100 mm cho phép đặt dọc tường và vách nhà mà không cần có lối đi giữa máy bơm và tường, nhưng khoảng cách từ tường nhà đến móng đặt máy bơm không nhỏ hơn 200 mm. Cho phép đặt hai máy bơm trên cùng một móng mà không cần bố trí lối đi lại giữa chúng, nhưng xung quanh móng phải có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m.

5. Chiều cao phòng của trạm bơm có thiết bị nâng cần phải bảo đảm khoảng cách thông thủy từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không được nhỏ hơn 0,5 m. Chiều cao thông thủy của trạm bơm không có thiết bị nâng thì lấy tối thiểu là 2,2 m.

6. Phòng, hoặc nhà đặt máy bơm nước chữa cháy có kích thước (6×9) m hoặc lớn hơn phải bố trí họng nước chữa cháy trong nhà với lưu lượng 2,5 l/s. Trường hợp nhà hoặc phòng bơm nước chữa cháy có động cơ diesel và bồn chứa nhiên liệu diesel phải được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.

7. Phải trang bị hệ thống chiếu sáng sự cố cho khu vực trạm bơm nước chữa cháy có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 3 giờ, nguồn điện dự phòng này không được lấy từ nguồn ắc quy khởi động bơm.

8. Nhà bơm hoặc phòng bơm phải có hệ thống thoát nước dưới sàn nhà để tránh ngập nước cho khu vực này.

9. Phải lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức hoặc thông gió tự nhiên cho phòng bơm hoặc nhà bơm. Hệ thống thông gió trong trạm bơm phải đảm bảo sao cho nhiệt độ không khí trong trạm bơm không được lớn hơn 40°C.

10. Động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều khiển các máy bơm nước chữa cháy phải được nối đất an toàn. Dây nối đất phải bằng đồng sợi hoặc đồng lá. Tiết diện dây nối đất đối với động cơ máy bơm không nhỏ hơn 25 mm2, đối với bồn chứa nhiên liệu không nhỏ hơn 10 mm2 và đối với tủ điều khiển không nhỏ hơn 5 mm2.

11. Bể nước chữa cháy

Khi bể nước chữa cháy dùng chung với bể nước phục vụ sinh hoạt trong tòa nhà thì đường ống hút của hệ thống nước sinh hoạt phải được kết nối trên mức nước yêu cầu cho nhu cầu phòng cháy. Mỗi bể nước phải có van tự động làm đầy và van thủ công làm đầy riêng biệt.

Bơm nước chữa cháy

1. Nguyên tắc lựa chọn bơm nước chữa cháy

Chọn công suất bơm nước chữa cháy phải dựa vào yêu cầu về lưu lượng, cột áp cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy sau:
  • QCVN 06:2020/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình,
  • TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế,
  • TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế,
  • TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy – hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Khi chọn bơm nước chữa cháy phải dựa vào đường đặc tính lưu lượng, cột áp của từng hãng sản xuất bơm sao cho công suất thiết kế được chọn dao động trong phạm vi từ điểm 90% đến 140% công suất trên đường đặc tuyến công suất hoạt động của bơm.

Khi nguồn nước đặt dưới đường tâm ống đẩy và áp suất nguồn cấp nước không đủ để đẩy nước vào bơm nước chữa cháy, phải sử dụng bơm tua bin trục đứng. Trường hợp này không cho phép dùng bơm ly tâm trục ngang.

Xem thêm các sản phẩm Bơm chữa cháy Ebara tại đây: https://maybomnuocebara.com.vn/may-bom-chua-chay-ebara/

2.Lưu lượng và cột áp của bơm nước chữa cháy

Bơm nước chữa cháy phải có đặc tính lưu lượng, cột áp đáp ứng yêu cầu sau và hình minh họa dưới đây:

  • Lưu lượng lớn nhất của máy bơm nước chữa cháy không được nhỏ hơn 150% lưu lượng thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn cột áp thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng bằng không (shutoff pressure) phải trong phạm vi từ 101% đến 140% cột áp thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm ứng với 150% lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn 65% cột áp thiết kế.
Duong dac tinh bom chua chay QCVN
Đường đặc tính của bơm

3. Đặt chế độ khởi động và dừng hoạt động của các thiết bị trạm bơm nước chữa cháy

  • Áp lực dừng của máy bơm bù áp bằng 115% áp lực làm việc của bơm chữa cháy cộng với áp suất tĩnh tại cửa hút của bơm bù.
  • Áp lực khởi động máy bơm bù áp thấp hơn áp lực dừng của máy bơm này tối thiểu là 01 bar.
  • Áp lực khởi động bơm nước chữa cháy chính thấp hơn áp lực khởi động máy bơm bù áp tối thiểu là 0,5 bar.
  • Áp lực khởi động của máy bơm nước chữa cháy dự phòng thấp hơn áp lực khởi động của máy bơm nước chữa cháy chính tối thiểu là 01 bar.
  • Áp lực mở các van an toàn hoặc van xả lưu lượng lớn hơn áp lực dừng của bơm bù áp từ 0,1 đến 0,5 bar.
  • Các bơm nước chữa cháy chính và dự phòng đã được cài đặt khởi động tự động, phải được tắt thủ công bằng nút ấn ở tủ điều khiển bơm. Việc tắt tự động các máy bơm nước chữa cháy chỉ được phép sau khi tất cả các nguyên nhân khởi động, vận hành được trả về bình thường và sau thời gian chạy tối thiểu 10 phút tính từ khi bắt đầu các máy bơm tự động khởi động. Việc tắt tự động các máy bơm nước chữa cháy không áp dụng khi bơm là nguồn cấp nước của hệ thống chữa cháy tự động hoặc hệ thống ống nước đứng duy nhất của công trình.
Download tài liệu tại: QCVN 02:2020/BCA
***
***
Nguồn: https://vbpl.vn/TW/Pages/ivbpq-toanvan.aspx?ItemID=145004
Ngày đăng 5 Tháng Tư, 2022 7 Tháng Tư, 2022

Cách đấu tụ điện máy bơm nước 1pha

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Máy bơm nước là thiết bị quan trọng trong các gia đình hiện nay. Khi sử dụng máy bơm trong các điều kiện ẩm thấp, máy dễ gặp các hiện tượng chập cháy liên quan đến tụ điện. Lúc này, người ta sẽ tiến hành thay thế tụ mới. Vậy cách đấu tụ điện máy bơm nước 1 pha như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây

Tụ điện máy bơm nước

Máy bơm nước gia đình thông thường sử dụng động cơ điện 1 pha. Loại động cơ này không có momen khởi động. Vì vậy người ta tạo ra momen bằng nhiều cách, phổ biến nhất là dùng tụ điện

tu dien may bom nuoc

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Tụ được nối nối tiếp với 1 trong 2 cuộn dây để tạo góc lệch điện 90 độ với cuộn còn lại, tác động lực lên roto làm quay roto máy bơm

Thông số tụ điện được in trên tem mác động cơ, thuận tiện cho người sử dụng khi cần thay thế

Tu dien bom ebara best one ma
   Thông số tụ điện bơm Ebara Best One MA

Xem thêm: Bơm chìm nước thải Ebara Best One MA

Một số loại bơm không có thông số này trên sản phẩm, có thể do máy bơm sử dụng động cơ điện 3 pha hoặc hãng sản xuất không ghi. Nếu hãng sản xuất không ghi, người dùng có thể sử dụng công thức tính tụ điện cho động cơ máy bơm 1 pha như sau:

I= P /U/k

  • Với k = 0.8 .
  • I là dòng điện định mức của động cơ
  • P là công suất của động cơ
  • U là điện áp của động cơ

Uf = I X 1000 / U x cos Φ

  • Với cos Φ = 0,90
  • Với công thức trên Uf có sai số 10 %

Ví dụ ; Máy bơm ly tâm có công suất 750W  làm việc với nguồn điện áp 220V 50HZ

Áp dụng công thức trên ta có

  • I định mức = 750 / 220/ 0,8
  • I = 4,2 A
  • Uf = 4,2 X1000 / 220×0,9
  • Uf = 20f

Giá tụ điện máy bơm nước cũng khá rẻ. Tụ ngậm từ 10UF/400V đến 80UF/400V có giá từ 20.000đ đến 60.000đ. Tụ đề từ 75UF/250V đến 1200UF/250V có giá từ 30.000đ đến 120.000đ

Các loại tụ máy bơm nước

Tụ điện là bộ phận để khởi động máy bơm nước 1 pha, các loại tụ có điện áp từ 125V – 750V nhằm tích hợp trên các dòng máy bơm có công suất khác nhau. Sau đây là một số loại tụ điện máy bơm phổ biến:

Tụ điện 125V 100MF(UF)

Tụ điện 125V 100MF là loại tụ đề (start Capacitor) có tác dụng tăng momen khởi động cho motor trong một thời gian ngắn. Đồng thời cho phép motor có thể dừng và chạy lại một cách nhanh chóng.

tu dien abc
                             Tụ đề ABC

Giá trị điện dung của tụ đề ABC là từ 150mf ~ 1200mf khi làm việc ở 125V

Tụ điện 125V thường dùng cho các dòng bơm tăng áp, máy bơm nước gia đình và thiết bị có công suất nhỏ hơn 350W.

Khi thay sai tụ có thể dẫn đến việc tiêu hao nhiều điện, máy bơm chạy ồn và không đạt được hiệu suất cao.

Tụ nhôm 50MF 450V

Tụ nhôm được thiết kế để làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của motor. Đây là loại tụ ngậm (Run Capacitor) có thể hoạt động liên tục suốt cả vòng đời. Tụ ngậm có tác dụng làm lệch pha điện áp cuộn dây thứ hai đồng thời đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ. Điện áp định mức của tụ là 450V.

tu-nhom-450v

Tụ điện máy bơm nước 750W

Tụ sử dụng dòng điện 220V – 50Hz. Có lực đẩy mạnh đủ để đưa nước lên cao gần 12m với lưu lượng 16m³/h. Phù hợp cho cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu.

tu-750w

Sơ đồ đấu tụ máy bơm nước

Sơ đồ đấu tụ là bản thiết kế mô tả về cách đấu tụ điện máy bơm nước 1 pha. Nhờ đó, người dùng sẽ hiểu được cách thức đấu tụ và thao tác đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

so-do-dau-tu-may-bom-nuoc
                  Sơ đồ đấu tụ điện 1 pha 4 dây ra
dau-tu-may-bom-1-day-5-day-ra
            Sơ đồ đấu tụ điện 1 pha 5 dây ra

Lưu ý:

R: dây chạy

S: dây đề (khởi động)

C: Dây chung

Hi: dây tốc độ cao

Me: dây tốc độ trung bình

Lo: dây tốc độ thấp

Cách đấu tụ điện máy bơm nước 1 pha

Trước khi đấu tụ điện, người dùng cần chuẩn bị một số phụ kiện đi kèm như:

  • Tua vít
  • Băng dính điện
  • Kéo cắt dây điện
  • Đồng hồ đo (đồng hồ vạn năng VOM)

Cách đấu tụ điện 1 pha có 4 dây ra

Trước khi tiến hành đấu tụ điện thì bạn cần xem và hiểu rõ sơ đồ tụ điện 1 pha có 4 dây ra. Như vậy, các bước thực hiện sẽ dễ dàng và an toàn hơn

cach-dau-tu-1-pha-voi-4-day-dau-ra

Bước 1: Dùng đồng hồ VOM để dò từng cặp dây. Xác định được cuộn đề và cuộn chạy. Cặp dây đề có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ.

Bước 2:  Lấy một đầu dây của cuộn đề và một đầu dây của cuộn chạy rồi đấu với nhau. Lúc này sẽ tạo ra một đầu nguồn.

Bước 3: Bạn đấu một đầu dây còn lại của cuộn dây đề vào tụ, rồi đấu vào vít ly tâm

Bước 4: Đấu một đầu dây thứ hai của cuộn dây đề với cuộn dây chạy nối, và đấu một đầu dây còn lại của cuộn dây đề vào tụ

Bước 5: Đấu dây nguồn vào dòng điện thích hợp rồi chạy thử máy bơm

Cách đấu tụ điện 1 pha có 5 dây ra

Trước khi thực hiện đấu tụ điện 1 pha có 5 dây ra, bạn cần nghiên cứu kỹ sơ đồ. Khi đó, bạn có thể dễ dàng lắp mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của thợ. Các bước đấu tụ điện được thực hiện như sau:

dau-dien-1-pha-5-day-ra

Bước 1: Xác định đầu dây bằng đồng hồ Vom. Gồm 4 cuộn dây như hình với 5 dây ra được quy định là R-S-Hi-Me-Lo. Dùng đồng hồ VOM đo 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Cặp dây nào có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S  => 3 dây còn lại là dây Hi,Me,Lo

Bước 2: Chập 3 đầu dây Hi,Me,Lo lại với nhau và đo điện trở giữa điểm chập này với 2 dây R,S. Dây nào có điện trở lớn là R, dây có điện trở nhỏ là S.

Bước 3: Tách 3 đầu dây Hi, Me, Lo ra trở lại và đo điện trở từng dây với R hoặc S:

  • Đo điện trở từng dây với R: Điện trở nhỏ nhất là dây Hi, điện trở lớn nhất là dây Lo, còn lại là dây Me
  • Đo điện trở từng dây với S: Điện trở nhỏ nhất là dây Lo, điện trở lớn nhất là dây Hi, còn lại là dây Me

Bước 4: Lắp hoàn thiện máy và chạy thử. Đảm bảo máy chạy êm, không rung lắc.

Cách đấu tụ điện máy bơm hỏa tiễn

Máy bơm hỏa tiễn do lắp đặt dưới nước nên không có sẵn tụ điện được lắp bên trong. Sau đây là các bước để đấu tụ điện máy bơm hỏa tiễn

so do mach dien bom hoa tien 1 pha
                         Mạch điện bơm hỏa tiễn 1 pha

Bước 1: Bạn dùng đồng hồ (VOM) dò các đầu dây để xác định dây khởi động, dây trung tính, dây chung dây, dây làm việc.

Bước 2: Bạn đấu dây khởi động với 1 dây của tụ điện máy bơm hỏa tiễn, có thể bỏ qua dây trung tính.

Bước 3: Bạn đấu dây chung dây với 1 dây của nguồn điện.

Bước 4: Bạn đấu dây làm việc với 1 dây của tụ điện máy bơm hỏa tiễn và 1 dây của nguồn điện.

dau-tu-may-bom-hoa-tien

Bước 5: Cuối cùng, bạn bật nguồn rồi cho máy bơm thử hoạt động.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Ebara Việt Nam về Tụ điện máy bơm nước và cách đấu tụ điện máy bơm nước 1 pha. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng và sửa chữa máy bơm nước. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Ngày đăng 1 Tháng Tư, 2022 1 Tháng Tư, 2022

Bơm tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn nước nóng

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Trong cuộc sống hiện nay, khi các khách sạn, resort ngày càng nở rộ, bể bơi ngày càng phổ biến hay các máy nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng rộng rãi, thì chúng ta rất dễ dàng bắt gặp các hệ thống bơm tuần hoàn. Hệ thống này đem lại sự vận hành và luân chuyển nước liên tục, giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian và có được nhiều sự thoải mái.

Vậy các hệ thống này vận hành ra sao? Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu về máy bơm tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn nước nóng để hiểu rõ thêm nhé.

Bơm tuần hoàn là gì

Ebara LPS series
Bơm tuần hoàn nước nóng inline Ebara LPS

Bơm tuần hoàn tiếng anh là Circulation Pump, là loại máy bơm được thiết kế để tạo ra một chu trình tuần hoàn cưỡng bức trong một hệ thống khép kín. Máy bơm nước tuần hoàn thông thường có cửa hút và cửa xả nằm thẳng hàng nhau, mục đích là để lắp trên đường ống được thuận tiện.

Máy được sử dụng nhiều trong dân dụng và công nghiệp như hệ thống tuần hoàn nước nóng, tuần hoàn nước bể bơi, hóa chất, khí gas…

Ebara-SWT-Series
 Bơm tuần hoàn hồ bơi Ebara SWT

Bơm hồi nước thông thường có hai dạng chính là bơm tuần hoàn nước và hóa chất. Bơm tuần hoàn nước hay bơm hồi nước có thể dùng các loại bơm ly tâm thông thường. Trong khi đó, bơm tuần hoàn hóa chất phải dùng các dòng bơm hóa chất chuyên dụng.

Xem thêm: Bơm tuần hoàn hồ bơi Ebara SWT 200

Nguyên lý của hệ thống tuần hoàn nước nóng

Phổ biến nhất trong các hệ thống bơm tuần hoàn là hệ thống tuần hoàn nước nóng. Đây là một hệ thống khép kín. Khi nước được bơm vào, nó sẽ di chuyển xung quanh hệ thống và trở về vị trí ban đầu. Nước di chuyển trong mạch kín sẽ không tiêu tốn nhiều năng lượng, máy bơm hồi nước chỉ cần một năng lượng vừa phải để đẩy nước đi trong hệ thống. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại.

he-thong-bom-tuan-hoan-1024x572

Máy bơm hồi nước nóng thường sử dụng với hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời. Cấu tạo cánh bơm bằng nhựa noryl chuyên dụng tuy cứng mà dẻo không sợ gãy cánh bơm như các loại bơm thông thường. Nếu các dòng máy lớn khoảng 400W trở lên thì sẽ được giải nhiệt motor bằng một quạt nhỏ gắn ở cuối đuôi motor

Xem sản phẩm Bơm tuần hoàn nước nóng Ebara LPS tại link: https://maybomnuocebara.com.vn/san-pham/bom-truc-dung-inline-ebara-lps/

Ưu nhược điểm của bơm tuần hoàn

Ưu điểm

  • Bơm hồi nước cung cấp nước hoặc nhiệt… gần như liên tục và ngay lập tức cho người dùng. Ví dụ trong hệ thống nước nóng, người dùng có thể sử dụng nước nóng ngay lập tức khi mở vòi
  • Lắp đặt hệ thống tuần hoàn tương đối đơn giản và thường có sơ đồ đi kèm
  • Tiết kiệm nước, tiết kiệm thời gian
  • Do nằm trong hệ thống tuần hoàn khép kín nên bơm dễ vận hành và hầu như không cần điều chỉnh gì
he thong suoi tuan hoan
      Hệ thống sưởi ấm tuần hoàn trong nhà

Nhược điểm

  • Vốn đầu tư ban đầu cao do cần thiết kế một mạch kín với nhiều chi tiết đi kèm
  • Tiêu thụ điện năng nhiều do máy bơm cần vận hành liên tục để giữ nước nóng trên các đầu vòi suốt ngày đêm
  • Mất nhiệt trong hệ thống do đường ống chứa đầy nước nóng, các đường ống khi vận hành sẽ có nhiều năng lượng tiêu hao ra ngoài. Điều này xảy ra ở hệ thống tuần hoàn nước nóng và hệ thống sưởi tuần hoàn

Ứng dụng của hệ thống bơm tuần hoàn

Máy bơm nước tuần hoàn đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống và sản xuất. Máy được sử dụng nhiều trong cả dân dụng và công nghiệp.

Trong dân dụng, các hệ thống tuần hoàn nước nóng dùng nhiều trong các khách sạn, nhà hàng cao cấp, nơi cần lượng nước nóng nhiều và liên tục. Hệ thống lọc nước hồ bơi, lọc nước bể cá cũng cần tuần hoàn nước để lọc cặn bẩn và liên tục cấp nước lại cho bể…

bom tuan hoan suoi am truong hoc
          Hệ thống bơm tuần hoàn sưởi ấm cho trường học tại Italy

Trong công nghiệp, bơm tuần hoàn được dùng cho các hệ thống tuần hoàn hóa chất, tuần hoàn hơi. Ví dụ: Tuần hoàn hơi dùng cho ngành thuộc da, may mặc,… Tuần hoàn hóa chất trong các dây chuyền sản xuất hóa, mỹ phẩm, thực phẩm

Cách chọn bơm tuần hoàn nước nóng

Khi đã tính toán được thể tích nước cần hồi VH (lít), bạn cần tính toán thời gian để bơm hết lượng nước này là T (phút), lúc đó ta sẽ tính được lưu lượng bơm theo công thức:

Q = VH / T (lít/phút)

Cột áp cần bơm không cần cao lắm vì bơm hoạt động trong hệ thống ống dẫn khép kín, chỉ cần chọn khoảng từ 3mH2O đến 5mH2O là được, bởi vì nếu bạn chọn cột áp quá cao cho máy dùng ống thủy tinh chân không thì có thể dẫn đến xì bồn hoặc vỡ ống thủy tinh

bom tuan hoan nuoc nong cho ho boi
                         Bơm tuần hoàn nước nóng cho hồ bơi

Ví dụ :

Cho thể tích nước tuần hoàn tính được là VH = 50 lít

Thời gian cần bơm là T = 2 phút

Từ đó suy ra lưu lượng bơm cần đạt được là : Q = 50 / 2 = 25 lít/phút

Như vậy bạn có thể chọn máy bơm nước có lưu lượng 25 lít/phút, cột áp của bơm là 3mH2O, hoặc 5mH2O.

Lưu ý : máy bơm tuần hoàn nước nóng phải là máy bơm chuyên dùng cho nước nóng (Ví dụ như dòng bơm inline Ebara LPS) và nên lắp đặt gần bồn chứa nước nóng (thường là bồn nước nóng năng lượng mặt trời)

Hi vọng qua những chia sẻ kể trên của máy bơm Ebara Việt Nam, các bạn đã có được những kiến thức cơ bản về máy bơm nước tuần hoàn, cũng như một số hệ thống tuần hoàn phổ biến. Nếu các bạn có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một các cụ thể hơn.

 

Ngày đăng 16 Tháng Ba, 2022 16 Tháng Ba, 2022

Cách mồi nước máy bơm đơn giản mà bạn nên biết

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Máy bơm nước là một thiết bị rất phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, người dùng máy bơm cần trang bị một số kiến thức cần thiết khi sử dụng, để đảm bảo vận hành máy bơm một cách tốt nhất. Trong đó, cách mồi nước máy bơm là một kỹ năng đơn giản và rất thiết thực. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết khi nào cần mồi nước máy bơm và cách mồi máy bơm đơn giản nhất.

Tại sao máy bơm nước phải mồi?

Máy bơm nước hoạt động dựa trên nguyên lý hút – đẩy dưới tác động của cánh quạt. Chính vì vậy, trong buồng bơm phải đảm bảo đầy nước thì khi cánh quạt quay mới tạo được lực hút nước lên.

cach-moi-nuoc-may-bom
                 Cách mồi nước máy bơm

Nếu không mồi nước, cánh quạt máy bơm vẫn sẽ quay. Tuy nhiên, nước sẽ không được hút lên do không có lực hút. Cánh quạt sẽ không được làm mát dẫn đến tình trạng chạy khô, gây hỏng phớt bơm và cháy động cơ.

Hiện nay, các nhà sản xuất máy bơm nước đã cho ra đời dòng máy bơm tự mồi. Nhờ cơ chế giữ nước trong buồng bơm một cách chủ động, bơm tự mồi sẽ giúp người dùng không cần lo lắng việc phải mồi nước cho máy bơm mỗi lần sử dụng.

Nguyên nhân máy bơm bị tụt nước mồi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy bơm bị tụt nước mồi dẫn đến việc chạy khô. Chính vì vậy, khi dùng máy bơm, người dùng cần chú ý tiếng kêu của máy. Nếu máy kêu to và có điểm khác lạ cần kiểm tra lại để đảm bảo an toàn cho máy.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng máy bơm bị mất nước mồi là:

Đường ống hút nước bị hở

Khi đường ống hở, nước sẽ theo đó và chảy ra ngoài gây mất nước.

duong ong bi ho
               Đường ống nước bị hở

Nếu vết hở nhỏ, chúng ta chỉ cần mồi lại đầy nước thì bơm sẽ hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, máy bơm sẽ không thể giữ được nước cho lần sau. Vì vậy, lần dùng sau, người dùng lại phải tiếp tục mồi nước cho máy bơm.

Nếu vết hở lớn, khi người dùng mồi, nước sẽ đi ra ngoài rất nhanh và không đủ lượng nước lưu lại trong buồng bơm để tiến hành hút nước. Lúc này chúng ta cần tiến hành thay luôn đường ống.

Lúp bê hoặc van 1 chiều bị hỏng

Lúp bê nước và van 1 chiều đều có tác dụng giữ cho nước không bị tụt khỏi đường ống khi máy bơm dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi có sự cố với một trong hai thiết bị này, nước trong máy bơm sẽ dễ dàng bị chảy ra ngoài.

Luppe nhựa
                 Luppe nhựa

Lúc này, người dùng cần kiểm tra lại van 1 chiều và luppe máy bơm xem có bị hở hoặc bị kênh không, để có phương pháp xử lý.

Máy bơm bị hỏng phớt

Phớt máy bơm là phụ kiện nhỏ, tuy nhiên lại rất quan trọng trong máy bơm nước. Nó có nhiệm vụ ngăn nước không bị văng ra khỏi buồng bơm. Chính vì vậy, khi phớt bơm bị hỏng sẽ làm nước bị rò ra ngoài gây mất nước trong buồng chứa.

may bom bi ho phot
                       Phớt máy bơm bị vỡ

Khi phớt bơm bị hỏng, người dùng cần tiến hành thay phớt ngay để tránh rò nước cũng như đảm bảo an toàn cho động cơ.

Cách mồi nước máy bơm

Các lưu ý khi mồi nước

  • Đối với máy bơm giếng khoan trục ngang. Người dùng cần nối đường ống vào cửa hút và cắm xuống nguồn cấp nước. Đảm bảo đường ống ngậm nước và cách đáy khoảng 50cm để không bị hút lẫn cát.
  • Cửa xả của bơm nếu được lắp cố định thì cần phải thiết kế 1 đường ống phụ và van 1 chiều để đổ nước mồi vào qua đường ống này
so-do-lap-bom-gieng-khoan
               Sơ đồ lắp bơm giếng khoan
  • Khi mồi nước xong cần chú ý mực nước sau khi đổ đầy, sau khoảng 30 giây xem nước có bị hao hụt hay không.

Các bước mồi nước cho máy bơm

  • Bước 1: Rút phích cắm điện của máy bơm khi sửa chữa để đảm bảo an toàn.
  • Bước 2: Đa phần các máy bơm được thiết kế vị trí mồi nước ở trên đầu bơm. Người dùng có thể dùng các dụng cụ như cờ lê, tua vít… để mở nắp mồi. Một số loại máy bơm giếng khoan thường được mồi trực tiếp vào cửa xả của máy
nap moi may bom
         Nắp mồi máy bơm
  • Bước 3: Đổ nước từ từ vào vị trí mồi đến khi đầy. Sau đó quan sát khoảng 30 giây xem nước có bị tụt không. Nếu nước bị tụt, chúng ta sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết.
  • Bước 4: Khi đã chắc chắn nước không bị tụt, chúng ta tiến hành vặn nắp mồi lại. Ở các loại máy bơm giếng khoan không có nắp mồi, chúng ta sẽ nối chặt ống xả vào cửa xả.
cach-moi-nuoc-may-bom
                Máy bơm không có nắp mồi
  • Bước 5: Tiến hành cắm điện và chạy máy bơm. Khi máy bơm bắt đầu chạy, người dùng cần lưu ý âm thanh của máy trong 1 – 2 phút đầu tiên. Nếu không thấy tiếng rít nước của máy, nên thực hiện mồi nước lại, quá trình này có thể kéo dài vài lần tùy vào độ dài đường ống hút.

Cách mồi nước cho các loại bơm khác

Với cách mồi nước máy bơm giếng khoan kể trên, người dùng hoàn toàn có thể áp dụng để mồi nước cho bơm tăng áp hay mồi nước máy lọc bể cá.

may-loc-be-ca
                Máy lọc bể cá

Tuy nhiên, do mỗi loại máy bơm có cấu tạo khác nhau, một số loại máy bơm có những yếu tố kỹ thuật đặc biệt hơn. Khi mồi các loại máy bơm dạng này, người dùng cần chú ý theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Dù vậy, bản chất của việc mồi nước vẫn là làm cho nước được đầy trong buồng bơm.

Hi vọng bài viết kế trên đã đem lại những kiến thức hữu ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy bơm nước của mình. Nếu các bạn có thắc mắc gì về máy bơm nước, vui lòng gọi điện cho chúng tôi để nhận được những tư vấn kịp thời.

Ngày đăng 12 Tháng Ba, 2022

Hiện tượng xâm thực trong máy bơm và cách khắc phục

Viết bởi
Nguyen Nam
Đăng bởi
Kinh nghiệm chọn mua máy bơm chìm
Bình luận
Để lại phản hồi

Trong quá trình sử dụng máy bơm nước, một số loại khi sử dụng được một thời gian sẽ có hiện tượng cánh bơm và vỏ bơm bị xói mòn, tạo thành những vết lõm li ti. Đây chính là hiện tượng xâm thực trong máy bơm. Vậy hiện tượng xâm thực là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới máy bơm? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết sau

Hiện tượng xâm thực trong máy bơm

Hiện tượng xâm thực hay còn gọi là hiện tượng khí thực, tiếng anh là “Cavitation”. Đây là hiện tượng các chi tiết của máy bơm bị ăn mòn do xuất hiện các bọt khí trong quá trình hút nước.

co che xam thuc trong may bom
                                   Hiện tượng xâm thực

Xâm thực xảy ra khi chất lỏng bị thay đổi áp suất đột ngột gây ra sự hình thành các lỗ sâu trong chất lỏng nơi có áp suất thấp. Khi chịu áp lực cao hơn, các bọt khí sẽ nổ tung ra và tạo ra sóng xung kích cực mạnh. Sóng này tác động vào các bộ phận bên trong buồng bơm và gây tổn hại cho bề mặt vật liệu.

Hiện tượng xâm thực thường xảy ra đối với các dòng máy bơm ly tâm có công suất lớn như máy bơm Ebara, máy bơm Pentax… do tốc độ hút nước của các dòng bơm này thường khá cao.

may-bom-bi-xam-thuc
Cánh quạt bị xâm thực

Một số ảnh hưởng của hiện tượng khí thực lên các bộ phận của máy bơm như:

  • Khiến trục bơm bị cong hoặc lệch do khi bị xâm thực, máy bơm sẽ rung lắc khá mạnh
  • Gây hư hỏng cho phớt bơm. Phớt cơ khí là bộ phận quan trọng của bơm, hiện tượng khí thực sẽ khiến phớt bị chạy khô mà không được làm mát liên tục.
  • Tạo ra nhiều vết lõm nhỏ trên bề mặt của cánh quạt máy bơm nước. Điều này sẽ khiến máy bơm phát ra tiếng kêu to và nghe như đang bơm sỏi
  • Làm giảm tuổi thọ của vòng bi và bạc đạn của bơm

Nguyên nhân của hiện tượng xâm thực

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực trong máy bơm nước, sau đây là một vài nguyên nhân chủ yếu.

  • Do vị trí đặt bơm: Những nơi có độ cao trên mực nước biển như vùng núi, cao nguyên sẽ dễ xảy ra hiện tượng xâm thực hơn so với đồng bằng hoặc vùng ven biển
  • Do nhiệt độ môi trường cao hơn so với thiết kế của nhà sản xuất
  • Tốc độ của dòng chảy trong bơm càng lớn, các bọt khí càng được sinh ra nhiều
  • Bề mặt cánh bơm không được nhẵn (ví dụ như các cánh bơm bằng gang) sẽ dễ tạo ra bọt khí hơn các cánh nhẵn
canh quat bi xam thuc
  Cánh quạt gang bị xâm thực
  • Đường ống hút đầu vào của bơm bị hư hỏng ở một bộ phận nào đó, điều này cũng khiến nước chảy bọ va đập mạnh gây ra các bọt khí
  • Khi máy bơm đã bị xâm thực nhẹ mà không được khắc phục thì sẽ dễ bị xâm thực nhanh hơn bình thường
  • Máy bơm bị dừng hoặc thay đổi dòng chảy đột ngột sẽ khiến dòng chảy bị va đập thủy lực do quán tính, điều này sẽ tạo ra các bọt khí

Cách phát hiện máy bơm bị khí thực

Thông thường, các dòng máy bơm được sử dụng nhiều là máy bơm ly tâm. Chính vì vậy, đây là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống. Để nhận biết máy bơm có bị hiện tượng khí thực hay không, người dùng cần chú ý một số điểm như sau:

  • Máy có tiếng ồn lớn hơn mức thông thường
phot co khi bi khi thuc
                 Phớt cơ khí bị khí thực
  • Khi hoạt động, máy bơm bị rung lắc mạnh
  • Do phát sinh bọt khí nên máy bơm dễ bị mất cột áp khiến lượng nước ở đầu ra không ổn định hoặc giảm đột ngột
  • Nhiên liệu tiêu hao của máy bơm nhiều hơn bình thường.

Khắc phục máy bơm bị xâm thực

  • Nên mua máy bơm có cột áp cao hơn mức cần thiết một chút. Như vậy, khi vận hành, máy bơm sẽ không phải hoạt động tối đa công suất
  • Nên định kỳ kiểm tra cánh quạt máy bơm. Nếu cần thiết thì nên gia công lại cánh quạt sao cho cánh mỏng và nhẵn hơn để tránh va đập tạo ra bọt khí.
khac-phuc-canh-bom-bi-xam-thuc-768x576
            Khắc phục cánh bơm bị xâm thực
  • Khi thay cánh quạt nên lựa chọn cánh quạt chính hãng, được thiết kế đúng cho loại máy bơm đó
  • Tăng kích thước đường ống hút, giảm ren co, giảm chiều dài ống hút sẽ tránh được ma sát trên đường ống. Vì ma sát nhiều sẽ tạo ra các va đập nước gây nên hiện tượng xâm thực trong máy bơm
  • Lựa chọn máy bơm đúng với nhu cầu sử dụng lưu chất. Nếu bơm nước nóng bằng máy bơm thường, sẽ khiến máy bơm bị nóng do không được làm từ các vật liệu chịu nhiệt tốt. Điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất và dễ gây nên các bọt khí xâm thực
  • Nhiệt độ nơi chứa máy bơm cũng không nên quá cao

Bài viết trên hi vọng đã đem đến những kiến thức cần thiết về hiện tượng xâm thực cho các bạn trong quá trình sử dụng máy bơm, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của máy. Nếu bạn cần tư vấn về kỹ thuật hoặc gặp một số trục trặc trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Điều hướng bài viết
  • 1
  • 2
  • 3
  • Tiếp theo

Tác giả: Nguyen Nam

Danh mục sản phẩm
  • Bơm chìm nước thải Ebara
  • Bơm chìm giếng khoan Ebara
  • Máy bơm công nghiệp Ebara
  • Máy bơm chữa cháy Ebara
  • Bơm trục đứng tăng áp Ebara
  • Bơm tự mồi Ebara
Bài viết nổi bật
Thông tin công ty

Ebara Việt Nam

Điện thoại: +84-220-3850 182

Hotline: 0911 483 286 – 0969 623 286

Website: maybomnuocebara.com.vn

Địa chỉ Showrom và xem hàng: 132 Cầu Bươu, Tân Triều, Hà Đông, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Lô XN01, KCN Lai Cách, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương

Sản phẩm
  • Bơm chìm nước thải Ebara
  • Bơm chìm giếng khoan Ebara
  • Máy bơm công nghiệp Ebara
  • Máy bơm chữa cháy Ebara
  • Bơm trục đứng tăng áp Ebara
  • Bơm tự mồi Ebara
Bài viết mới
  • Hướng dẫn chi tiết cách lắp phao bơm nước tự ngắt
  • Bơm Ebara 1.5kW – Bảng giá các loại bơm 1 pha, 3 pha thông dụng
  • Tủ điện điều khiển máy bơm – Cấu tạo và các loại tủ điện
  • Bơm nước nóng Ebara – Các dòng bơm được khách hàng ưa chuộng nhất
  • Bơm hóa chất – Cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng thực tế
Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả – hoàn tiền
  • Phương thức thanh toán và giao hàng, lắp đặt
© Ebara Việt Nam 2022
Storefront được thiết kế bởi WooCommerce.
  • Tài khoản của tôi
  • Tìm kiếm
  • 0
DMCA.com Protection Status